leftcenterrightdel
 

Ngô nếp được sử dụng làm lương thực phổ biến ở các nước châu Á, thị trường ngô nếp ăn tươi yêu cầu chất lượng cao bao gồm dạng bắp, màu sắc hạt, độ mềm, dẻo, vị đậm hương thơm. Nghiên cứu chọn giống ngô nếp chất lượng gần đây đã phát triển giống ngô nếp tím, ngoài những yêu cầu chất lượng chung của ngô nếp bình thường còn rất giàu anthocyanins là nhóm những hợp chất kháng oxy hóa rất có lợi cho sức khỏe con người, ngăn chặn ung thư, bệnh tim mạch, chống béo phì, giảm nhẹ bệnh tiểu đường và khả năng kháng viêm nhiễm (Jones, 2005; He và Giusti, 2010). Vì lợi ích to lớn của ngô nếp tím các nhà khoa học của Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc đang phát triển mạnh chọn tạo giống ngô nếp tím. 

Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã bắt đầu nghiên cứu chọn tạo giống. Năm 2010 đến 2014 đã tiến hành thu thập nguồn vật liệu, phát triển dòng thuần cho chọn giống. Thu thập được 27 vật liệu  di truyền từ các nguồn khác nhau gồm (Thái Lan 3, Trung Quốc 4, Hàn Quốc 10, Việt Nam 7, Lào 3). Đánh giá các vật liệu di truyền và phát triển dòng thuần để phát triển giống ngô nếp tím ưu thế lai.

Kết quả đánh giá cho thấy sự đa dạng của ngô nếp tím và đây là những nguồn vật liệu quý phục vụ cho quá trình chọn tạo giống ngô nếp tím hiện nay của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Hai vật liệu là ngô nếp tím đậm (đen), 5 vật liệu là ngô nếp tím lớp vỏ hạt, lõi, lá bi; còn lại là các vật liệu ngô nếp tím lớp vỏ hạt giai đoạn chín sinh lý. Trong số 27 vật liệu di truyền có 7 vật liệu có thời gian sinh trưởng cực ngắn – ngắn (thời gian sinh trưởng từ gieo – thu bắp tươi khoảng 65-78 ngày), các vật liêu còn lại có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm trung ngày. Các vật liệu có chiều cao cây từ 135 – 246 cm, màu sắc thân, gân lá phong phú; năng suất bắp tươi từ 45 – 115 tạ/ha, chất lượng ăn tươi khá tốt.

Thử khả năng kết hợp chung của các dòng tự phối tạo ra các tổ hợp lai đỉnh có tính trạng vỏ hạt tím rất có triển vọng.

leftcenterrightdel
 

Ths. Phạm Quang Tuân

Phòng Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cây trồng - Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.