Hơn 10 năm qua với sự phát triển của ngành giống cây trồng đã đưa năng suất và chất lượng cây trồng Việt Nam không ngừng được nâng cao. Giai đoạn 2004-2015: năng suất từ 48,6 tạ/ha lên 57,8 tạ/ha; sản lượng từ 36,15 triệu tấn lên 45,26 triệu tấn/năm; sản xuất ngô năng suất từ 34,6 tạ/ ha lên 44,8 tạ/ ha; sản lượng từ 3,431 triệu tấn lên 5,280 triệu tấn/năm; sản xuất sắn năng suất từ 74,9 tạ/ha lên 190 tạ/ha; sản lượng từ 1,51 triệu tấn lên 1,33 triệu tấn/năm.

 

Với cây công nghiệp và cây ăn quả: giai đoạn 2004-2015, sản xuất cà phê năng suất từ 16,6 tạ/ ha lên 57,8 tạ/ ha; sản lượng từ 36,15 triệu tấn lên 1,4 triệu tấn.     

Một số cây trồng đã đóng góp tích cực cho xuất khẩu của Việt Nam: năm 2015 giá trị xuất khẩu Cà phê đạt 2,559 triệu USD; Điều đạt 2,397 triệu USD; Cao su đạt 1,524 triệu USD; Tiêu đạt 1,261 triệu USD; gạo 2.851 triệu USD, sắn và sản phẩm từ sắn 1.308 triệu USD và rau quả giá trị 1.838 triệu USD.

Để đạt được các thành tựu trên các cơ quan Trung ương và các địa phương đã ban hành nhiều chính sách, tăng cường nguồn lực đầu tư để phát triển ngành giống phục vụ sản xuất được hiệu quả cao hơn.

I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Hệ thống cơ sở nghiên cứu, chuyển giao và sản xuất giống cây trồng, phát triển mạnh

a) Hệ thống cơ sở nghiên cứu giống:

- Các Viện, Trường: Hệ thống các Viện nghiên cứu về giống cây nông, lâm nghiệp: Viện KHNNVN (có 18 đơn vị thành viên), Viện KHLNVN (có 13 đơn vị thành viên), Viện Nghiên cứu cây có dầu (Bộ Công Thương). Hệ thống các Trường, gồm Học viện Nông nghiệp Việt Nam và 6 Trường Đại học nông lâm nghiệp và thủy sản.

 - Trung tâm giống cây trồng của các tỉnh: Có 52 Trung tâm; số Trung tâm nghiên cứu chọn tạo giống không nhiều; chủ yếu thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và khảo nghiệm giống.

Các cơ sở nghiên cứu giống cây trồng thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và các địa phương đã được đầu tư, nâng cao năng lực nghiên cứu giống cây trồng.

- Các doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp nhà nước: Có 4 Viện nghiên cứu về giống cây nông lâm nghiệp thuộc các Tập đoàn, Tổng công ty do nhà nước nắm giữ vốn: Viện Nghiên cứu cao su, Viện Nghiên cứu bông, Viện Nghiên cứu cây thuốc lá và Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy.

+ Doanh nghiệp cổ phần, tư nhân: Đã có 5 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng tham gia nghiên cứu và phát triển giống cây trồng. (Công ty CP giống cây trồng Trung ương, Công ty CP giống cây trồng miền Nam, Tổng Công ty giống cây trồng Thái Bình, Công ty CP Tập đoàn Lộc trời, Công ty CP Vật tư nông nghiệp Nghệ An).

+ Doanh nghiệp nước ngoài: Một số doanh nghiệp lớn như Mosanto, Sygenta, Bayer, CP, Đekab... có hoạt động nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống cây trồng tại Việt Nam .

b) Hệ thống khảo nghiệm: Hệ thống khảo nghiệm đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định với 38 điểm (gồm các trạm trại của Trung tâm khảo nghiệm quốc gia tại các vùng sinh thái đại diện của cả nước), với các loại cây trồng không phải cây trồng chính áp dụng hình thức khảo nghiệm tác giả.

c) Hệ thống cơ sở sản xuất giống:

- Giống cây trồng nông nghiệp: Cả nước có 652 tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng được các tỉnh thành phố cấp mã số. Trong đó, có khoảng 298 công ty giống; 79 Trung tâm giống; còn lại là các hộ tư nhân, tổ hợp tác, HTX.

- Giống cây lâm nghiệp: Cả nước có 661 đơn vị, cá nhân đăng ký sản xuất kinh doanh giống cây lâm nghiệp.

2. Công tác thu thập, bảo tồn nguồn gen và bảo hộ giống cây trồng

- Thu thập, bảo tồn nguồn gen: bảo quản an toàn trên 25.000 mẫu nguồn gen cây trồng, bao gồm 18.135 mẫu nguồn gen của trên 120 loài cây trồng tại 3 ngân hàng gen quốc gia; thu thập nguồn gen: 803 giống cây ăn quả (395 giống nội và 408 giống nhập), 29 giống chè.

Bảo tồn nguồn gen: Tổng số giống/dòng cây ăn quả (CAQ) lưu giữ là 704 (xoài 100, bưởi 78, chuối 53, cam 50 giống, dứa 49 giống). Lưu giữ trong nhà lưới là 247 giống/dòng CAQ, 25 giống/dòng cây có hạt. 432 giống/dòng CAQ lưu giữ ngoài đồng; bảo tồn và khai thác 2.237 dòng giống cây trồng.

- Bảo hộ giống cây trồng: Đến nay đã cấp được 232 bằng bảo hộ giống cây trồng mới; 47 giống cây trồng sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để chọn tạo được chuyển nhượng cho các doanh nghiệp (gồm 39 giống lúa, 4 giống ngô, 1 giống đậu tương, 1 giống lạc, 1 giống thanh long).

3. Công nhận giống cây trồng

Tính đên năm 2015, Danh mục giống cây trồng nông nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam gồm 814 giống cây trồng, bao gồm: có 184 giống lúa (trong đó: có 74 giống lúa lai, 110 giống lúa thuần; 69 giống ngô; 3 giống sắn; 7 giống khoai tây; 25 giống lạc; 18 giống đậu tương; 06 giống chè, 04 giống bông, 06 giống thuốc lá, 01 giống cam, 02 giống cao su, 06 giống cà phê, 03 giống nhãn chín muộn, 02 giống vải, 01 giống quýt, 02 giống mía, 01 giống hồng; 01 giống dừa, 01 giống lê, 01 giống nho.

Giống cây lâm nghiệp: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã chọn tạo, tuyển chọn và công nhận 189 giống; riêng giai đoạn 2011-2014, đã công nhận 45 giống (13 giống quốc gia và 32 giống tiến bộ kỹ thuật).

4. Quản lý và chứng nhận chất lượng giống cây trồng

- Đã xây dựng và ban hành được 113 TCVN và QCVN (có 76 QCVN, 37 TCVN) về lĩnh vực giống cây trồng gồm: về chất lượng giống cây trồng; về khảo nghiệm DUS, VCU; về phương pháp kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng, phương pháp kiểm tra tính đúng giống và độ thuần của lô hạt giống; về sản xuất giống; tiêu chuẩn cây đầu dòng; về vườn ươm, bầu ươm giống cây ăn quả.

- Hệ thống chứng nhận chất lượng giống cây trồng ở Việt Nam bao gồm hệ thống các đơn vị kiểm định, các phòng kiểm nghiệm và cấp chứng nhận cho các lô giống (trước khi đưa vào lưu thông); ngoài ra, phần lớn các công ty, đơn vị sản xuất giống đều có bộ phận kiểm tra chất lượng tuy nhiên năng lực về thiết bị kiểm nghiệm còn thiếu.

Về kiểm định: mỗi năm kiểm định được khoảng từ 6.000-9.000 dòng G2, tương đương lượng lúa giống cấp siêu nguyên chủng từ 750-1.200 tấn giống.

 Về kiểm soát chất lượng hạt giống lúa lai mỗi năm từ 2.500-3.000 ha, tương đương lượng giống 5.500 - 6.000 tấn giống.

- Chỉ định được 25 Phòng thử nghiệm (PTN) về giống cây trồng nông nghiệp, chỉ định được 19 tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng. Kết quả đã chứng nhận hợp quy giống cây trồng được 7.543 lô giống (tương đương với 120.317,934 tấn giống) của 5 loài cây trồng (giống lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây) thuộc danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2.

5. Sản xuất, kinh doanhgiống cây trồng

Hàng năm nhu cầu về giống lúa khoảng 350-400 ngàn tấn và khoảng 28-30 ngàn tấn ngô cho sản xuất gần 7 triệu ha lúa và 1,4 triệu ha ngô. Hiện nay, lượng giống lúa cơ bản đã chủ động sản xuất ở trong nước trên 80%, số còn lại nhập từ nước ngoài. Giống ngô sản xuất tại trong nước mới đáp ứng được 40%; các loại giống cây trồng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả cây lâm nghiệp chủ yếu là sản xuất trong nước. Các loại giống rau, hoa chủ yếu sản xuất ở trong nước theo phương pháp truyền thống và hiện nay được nhập khẩu vào sản xuất ngày càng nhiều với chủng loại phong phú.

Hệ thống sản xuất, kinh doanh, phân phối giống cây trồng bao gồm các doanh nghiệp, các trung tâm, các đại lý, các hộ được hình thành rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Hơn mười năm qua đã có 115 tổ chức tham gia hiệp hội thương mại giống cây trồng trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

6. Xã hội hóa công tác nghiên cứu, sản xuất và thương mại giống

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thời gian qua được thành lập theo quy định hiện hành, hoạt động bình đẳng, không phân biệt giữa doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân hay FDI. Vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất, nghiên cứu và phát triển giống mới ngày càng tăng: trong số 48 giống lúa được công nhận, có 61%  giống do doanh nghiệp và các Trung tâm giống nghiên cứu chọn tạo; 19/26 giống ngô được công nhận do doanh nghiệp chọn tạo. Các doanh nghiệp sản xuất khoảng 50% giống lúa TBKT, 70% giống ngô lai, 60% bầu chè, 70% cây giống phục vụ trồng rừng, cung cấp cho sản xuất đại trà.

7. Công tác quản lý nhà nước về giống

a) Giống cây trồngnông nghiệp

- Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn: Giống cây trồng quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia gồm lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây; các giống cây trồng còn lại quản lý theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của doanh nghiệp. Đến nay đã ban hành 54 QCVN, 19 TCVN, đang xây dựng 23 QCVN, 19 TCVN.

- Chỉ định phòng thử nghiệm: Đã chỉ định 25 Phòng thử nghiệm về giống, cấp mã số cho 787 người lấy mẫu và 749 người kiểm định giống cây trồng, chỉ định chứng nhận hợp quy cho 19 tổ chức.

- Chứng nhận giống: Từ năm 2012-2014, đã chứng nhận chất lượng 7.557 lô giống, tương đương 106.718 tấn; chứng nhận hợp quy 7.543 lô giống cây trồng, tương đương 120.317 tấn giống (lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây).

b) Giống cây lâm nghiệp

- Công nhận nguồn giống: Sở NN và PTNT các tỉnh đã cấp chứng chỉ công nhận nguồn giống 292 cây mẹ của 28 loài; 254 vườn cây đầu dòng; 39 lâm phần tuyển chọn; 71 rừng giống chuyển hóa; 14 rừng giống trồng và 29 vườn giống.

- Chứng nhận nguồn gốc lô giống: Năm 2014, Sở NN và PTNT các tỉnh đã cấp 600 chứng nhận  nguồn gốc lô giống cho các tổ chức, cá nhân và 200/589 triệu cây giống được sản xuất ra.

- Chứng nhận nguồn gốc lô cây con: năm 2014, cả nước trồng được 200 ngàn ha trong đó giống được kiểm soát chất lượng là 144 ngàn ha, chiếm tỷ lệ 72,0%. Diện tích rừng trồng chưa kiểm soát giấy chứng nhận lô cây con là của các tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng.

II. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Các hạn chế về nghiên cứu, chọn tạo và phát triển giống cây trồng

a) Nghiên cứu, chọn tạo giống:

- Chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô.... Giống các loại rau,hoa, hồ tiêu, một số loại cây ăn quả... ít được lựa chọn nghiên cứu.

Lâm nghiệp: Mới tập trung vào việc tuyển chọn giống cây nhập nội; ít chú ý đến việc cải tiến giống cho cây bản địa, cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ, đặc biệt là những loài cây lâm nghiệp để trồng trên các lập địa khó khăn ở vùng cao.

- Chưa tập trung nghiên cứu các giống cây trồng  chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng với biến đổi khí hậu như chịu nóng, chịu lạnh, chịu hạn, mặn, úng…phục vụ sản xuất

b) Phát triển giống cây trồng: Số lượng giống được công nhận nhiều, nhưng giống chất lượng và giá trị thương mại cao chưa nhiều, nên số giống mới tồn tại trong sản xuất chưa nhiều.

2. Hệ thống sản xuất giống tuy nhiều nhưng năng lực hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu cho sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu

- Tỷ lệ sử dụng giống TBKT trong sản xuất lúa thuần ở ĐBSCL chỉ đạt 40%, ở ĐBSH đạt khoảng 60%, phần còn lại do nhân dân tự sản xuất.  

- Hệ thống nguồn giống cây lâm nghiệp còn thiếu về số lượng, chủng loại, chất lượng của các nguồn giống chưa cao. Giống có chất lượng di truyền cao (được lấy từ rừng giống, vườn giống) chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu trồng rừng.

3. Nguyên nhân của những tồn tại:

(i) Chính sách về nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao giống chưa phát huy

hết năng lực của toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp và cá nhân.

(ii) Định hướng nghiên cứu chưa phù hợp với yêu cầu sản xuất, đặc biệt nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.

(ii) Quá trình chuyển giao giống mới vào sản xuất còn thiếu sự gắn kết giữa các Viện nghiên cứu với các đơn vị sản xuất giống, nhất là các doanh nghiệp.

(iii) Các thành phần kinh tế tham gia vào công tác giống cây trồng còn hạn chế.

(iv) Trong công tác khuyến nông vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao giống mới vào sản xuất chưa được phát huy.

(v) Nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo và sản xuất giống chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành; 

(vi) Công tác quản lý nhà nước về giống còn nhiều bất cập:

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống cây trồng, vật nuôi còn thiếu;

- Các cây trồng được phép sản xuất kinh doanh chưa được rà soát, dẫn đến danh mục quá dài, một số giống không còn được sử dụng trong sản xuất nhưng chưa được loại bỏ;

- Việc quản lý các cơ sở sản xuất kinh doanh giống, nhất là các hộ tư nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hóa;

- Quyền tác giả chưa được chú trọng đúng mức, khi thị trường có nhu cầu, số lượng lớn giống được sản xuất ra nhưng việc kiểm soát của các cơ quan quản lý sẽ hết sức khó khăn;

- Tình trạng giống giả, giống kém chất lượng vẫn được sản xuất, lưu thông và sử dụng; gây thiệt hại cho nông dân đồng thời làm bóp méo thị trường, cạnh tranh không lành mạnh.

Đánh giá chung:Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng đã tạo ra bộ giống đa dạng áp dụng cho sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và tăng trưởng của ngành. Tuy nhiên, công tác giống cũng đang tồn tại những hạn chế, bất cập đòi hỏi các cấp, các ngành cần có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH GIỐNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Phương hướng, nhiệm vụ

- Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, đặc biệt trong công tác chọn giống chống chịu sâu bệnh và thíc ứng với biến đổi khí hậu.

 - Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở giống ở trung ương, địa phương theo hướng đồng bộ, hiện đại; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm.

- Nhập nội nguồn gen, bản quyền tác giả và những giống mới cần thiết để tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của thế giới.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu cầu hội nhập

quốc tế.

- Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh cây trổngvở tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông.

2. Giải pháp

a) Hỗ trợ công tác nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng

- Xây dựng và phê duyệt quy hoạch hệ thống nghiên cứu sản xuất và cung ứng giống cây nông nghiệp.

- Đầu tư nâng cấp, tăng cường năng lực cho các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và kinh doanh giống cây trồng.

- Tiếp tục dành ngân sách Nhà nước, tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại đầu tư  để khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,...  tham gia nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống cây trồng.

b) Đổi mới cơ chế chính sách

- Phương hướng là tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu chọn tạo giống, nhất là các doanh nghiệp.

- Điều chỉnh nguyên tắc lựa chọn đề tài chọn tạo giống theo hướngngân sách nhà nước ưu tiên những giống cây trồng chủ lực phục vụ định hướng lớn của ngành; nghiên cứu giống cây trồng chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Công tác khuyến nông:Chính sách khuyến nông cần hướng tới xã hội hóa, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh nghiệp tham gia chuyển giao giống mới vào sản xuất.

d) Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nhà nước về giống

Rà soát ban hành, điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng (Sửa đổi Pháp lệnh giống cây trồng; rà soát, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn; rà soát danh mục các giống cây trồng để loại bỏ những giống không còn sử dụng trong sản xuất; tăng cường công tác  thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, đảm bảo cho người sản xuất sử dụng giống đúng chất lượng...

đ) Tăng cường hợp tác quốc tế: đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ về giống; ưu tiên đặc biệt sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi chất lượng cao.

e) Tăng cường vai trò của các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong công tác giống

TS. Nguyễn Như Hải- Cục Trồng trọt