1. Giới thiệu chung về nhóm nghiên cứu

Trưởng nhóm: GS.TS. Vũ Văn Liết

Thư ký: ThS. Vũ Thị Bích Hạnh

Tháng  8 năm 2017,  Nhóm NCM Cây màu được hình thành 36 thành viên và được chia thành 4 nhóm nghiên cứu nhỏ gồm: nhóm cây ngô, nhóm cây lấy hạt khác, nhóm cây lấy củ (khoai lang, từ vạc, dong riềng, sắn…), nhóm cây khoai tây. Thành viên chính của  nhóm NCM Cây màu thuộc 3 đơn vị là Khoa Nông học (Bộ môn Di truyền chọn giống, Bộ môn Cây lương thực); Viện Sinh học Nông nghiệp; Viện Nghiên cứu và PT Cây trồng. Ngoài ra còn một số thành viên thuộc khoa Công nghệ thực phẩm và Khoa Kinh tế và khoa Môi trường. Thành viên bao gồm đội ngũ cán bộ giảng dạy từ các Khoa chuyên môn và nghiên cứu viên tại các Viện trực thuộc Học viện. Đây là đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học. Thành phần cán bộ tham gia hoạt động trong nhóm NCM Cây màu đã thể hiện định hướng hoạt động của nhóm từ nghiên cứu tạo sản phẩm, sản xuất sản phẩm, công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm, chuyển giao kỹ thuật và tư vấn thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các thành viên nhóm Cây màu tham gia hoạt động với tinh thần tự nguyện, tự giác và gần như tự trang trải kinh phí. Đối tượng nghiên cứu của nhóm NCM Cây màu gồm rất nhiều chủng loại cây trồng. Do vậy, các ý tưởng nghiên cứu cũng sẽ rất phong phú và đa dạng; đồng thời có khả năng tạo nhiều sản phẩm khoa học công nghệ. Năm 2017-2018, đối tượng nghiên cứu của nhóm đang triển khai trên cây ngô, cây diêm mạch, nhóm cây đậu đỗ, cây sắn, cây khoai tây và một số loại cây lấy củ khác. Sau hơn 1 năm hoạt động, số thành viên của nhóm tinh giảm còn 23 thành viên và mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu trên cây rau, cây dưa …

 Các nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu và phát triển Cây trồng là thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu ngô đồng thời tham gia hoạt động tại nhóm nghiên cứu cây rau hoa, cây lấy hạt khác và cây có củ (cây sắn).

2. Mục tiêu

2.1 Mục tiêu chung

Nhóm nghiên cứu mạnh về cây cây màu được thành lập với mục tiêu chọn tạo các giống cây màu mới (ngô, khoai, sắn, lúa mỳ, cao lương, diêm mạch) và kỹ thuật canh tác tiên tiến đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn sản xuất, đồng thời hình thành nên trường phái nghiên cứu mạnh trọng nước và hội nhập với thế giới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

  1. Tập hợp các nhà khoa học cùng lĩnh vực hợp tác giải quyết các vấn đề khoa học, thực tiễn và hoàn chỉnh theo chuỗi giá trị.
  2. Đào tạo đội ngũ nghiên cứu chuyên sâu, nâng cao năng lực của các nhà khoa học trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
  3. Sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất đồng ruộng, nhà lưới, nhà kính và trang thiết bị nghiên cứu khoa học của Học viện.
  4. Hình thành nhóm nghiên cứu mạnh để tham gia đấu thầu các chương trình/dự án trong nước và quốc tế.
  5. Góp phần nâng cao thương hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam bằng sản phẩm khoa học công nghệ, các công bố khoa học trong nước và quốc tế.

3. Định hướng nghiên cứu

  1. Nghiên cứu chọn tạo giống cây màu mới;  phục tráng hoặc cải tiến các giống cây màu phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, thích ứng với biến đổi khí hậu;
  2. Nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác thương phẩm và sản xuất hạt giống phục vụ sản xuất và chuyển giao công nghệ theo hướng tăng trưởng xanh bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các vùng sinh thái khác nhau;
  3. Phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp khác về công nghệ bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa của các giống cây màu do nhóm chọn tạo ra;

4. Các sản phẩm mong đợi

      1. Các giống cây màu được công nhận cấp quốc gia và bảo hộ sản xuất kinh doanh như giống ngô lai phục vụ chăn nuôi, ngô đường, ngô nếp, ngô rau; các giống khoai tây, khoai lang, sắn, giống đậu tương, đậu xanh; giống dưa lê, rau ….

       2. Các tiến bộ kỹ thuật khác được công nhận từ cấp cơ sở trở nên như hướng dẫn kỹ thuật, quy trình kỹ thuật, chỉ dẫn địa lý …

       3. Công bố khoa học trên các tạp chí khoa học, tại các Hội thảo, Hội nghị khoa học và trên các website trong và ngoài nước …

      4. Hợp tác để tạo ra các nhóm sản phẩm là phụ phế phẩm sau thu hoạch, các sản phẩm xử lý môi trường sản xuất trồng trọt, các sản phẩm chế biến khác …

5. Kết quả đã đạt được trong năm 2017-2018

           Bảng 1. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu mạnh Cây màu năm 2017-2018

TT

Hoạt động/sản phẩm KHCN của nhóm nghiên cứu

Đơn vị tính

Số lượng yêu cầu của Học viện

Số lượng nhóm đã đạt

1

Semina

Bài Semina

7

15

2

Hội thảo

Hội thảo/nhóm

2

2

3

Bài báo tiếng Anh trên tạp chí nước ngoài

Bài/nhóm

1

6

4

Bài báo tiếng Việt

Bài/nhóm

4

6

5

Bài tham luận hội thảo

Bài/nhóm

2

9

6

Bài tổng quan

Bài/nhóm

2

3

7

Hướng dẫn kỹ thuật

Bản/nhóm

2

3

8

Quy trình kỹ thuật được công nhận cấp cơ sở

Quy trình/nhóm

4

4

9

Đề xuất nghiên cứu được đưa vào danh mục của HV

Đề xuất/nhóm

14

16

10

Thuyết minh được phê duyệt

Thuyết minh/nhóm

2

8

11

Tổ chức hội đồng tư vấn khoa học/tư vấn định hướng nghiên cứu

Hội đồng

2

0

12

Mời chuyên gia Semina

Chuyên gia

2

3

 

13

Sản phẩm/hoạt động khác (Giống ngô được công nhận sản xuất thử và công nhận chính thức)

Giống

0

6

Năm 2017-2018, nhóm nghiên cứu mạnh Cây màu đã thực hiện 11/12 nhiệm vụ được giao với kết quả đạt được trình bày trong bảng 1. Nhưng bên cạnh đó, nhóm NCM Cây màu đạt được 6 họat động/sản phẩm khác; đó là tiến hành công nhận chính thức được 1 giống ngô (HUA601) và công nhận sản xuất thử 5 giống ngô khác (VNUA69, VNUA16, VNUA36, VNUA141, ADI688).

Sản phẩm khoa học công bố đã vượt chỉ tiêu đặt ra với 6 bài báo tiếng Việt và 6 bài báo tiếng Anh; 3 bài tổng quan và 9 bài tham luận hội thảo quốc tế, quốc gia và Hội thảo cấp Học viện. Số lượng đề xuất đề tài và Thuyết minh được phê duyệt vượt chỉ tiêu. Một số sản phẩm KHCN mà nhóm tạo ra đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp (4 giống ngô VNUA16, VNUA69, HUA601 và ADI688).

Vũ Thị Bích Hạnh - Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng